Mối quan hệ giữa kiểm soát quyền lực và PCTN luôn được Đảng và Nhà nước ta nhận thức sâu sắc và được khẳng định trong thực tiễn. Để PCTN, TC có hiệu quả, cần kiểm soát quyền lực một cách mạnh mẽ và toàn diện, nhắm đến đối tượng là tất cả các chủ thể của quyền lực công. Ngoài ra, kiểm soát quyền lực cũng cần bao quát tới các hoạt động gắn với quyền lực nhà nước, trong đó có hoạt động lập quy và hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động xây dựng pháp luật. Bài viết nêu sự cần thiết kiểm soát quyền lực hành pháp và hoạt động lập quy cũng như việc kiểm soát quyền lực trong hoạt động lập quy nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam; đồng thời, nêu lên một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường chất lượng kiểm soát các văn bản pháp quy hướng tới mục tiêu PCTN trong thời gian tới. Xem thêm
Khi cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” (Cuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cực) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được xuất bản; và nhất là khi các cơ quan, địa phương, đơn vị tổ chức tọa đàm và triển khai quán triệt những nội dung cốt lõi của Cuốn sách này, trên mạng xã hội xuất hiện không ít các luận điệu xuyên tạc, phản động. Xem thêm
Quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quy định tại Điều 17, Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Xem thêm
Hỏi: Tham nhũng là gì? các hành vi như thế nào để bị coi là tham nhũng? Xem thêm
Trong 10 năm qua (2012-2022), công tác PCTN, TC có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can, xét xử sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế. Xem thêm
Chống tham nhũng là đụng đến hình ảnh của cơ quan, sinh mệnh chính trị của cán bộ, đòi hỏi sự công tâm, khách quan, bản lĩnh. Xem thêm
Khoản 2, Điều 22, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Cụ thể: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình”. Xem thêm
Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì các hành vi tham nhũng bao gồm: Hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện và hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện. Xem thêm
Ngày 30/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng. Xem thêm
Đối với hành vi tham ô tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 63/2019/NĐ-CP, ngày 11/7/2019 của Chính phủ. Xem thêm
Trang 1/3Đầu tiên   Trước   [1]  2  3  Tiếp   Cuối