Tại Khoản 1, Điều 3, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Xem thêm
Môi giới hối lộ là hành vi trung gian giữa người nhận và người đưa hối lội theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả hai. Xem thêm
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn. Theo đó, những người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây ra hậu quả nghiêm trọng, trong đó có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hay tài sản của người khác. Xem thêm
Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017, theo đó, nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Xem thêm
Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, ngày 30/10/2020 của Chính phủ có những quy định rất cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Xem thêm
Những nội dung này được nêu rõ tại (Điều 15 đến Điều 17) Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị Xem thêm
Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15, ngày 18/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng Xem thêm
Năm 2022, đất nước mặc dù vừa tập trung phòng, chống dịch Covid-19, vừa chỉ đạo phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, song công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ, khẩn trương. Từ đó công tác này có bước phát triển mới, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực theo Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng. Xem thêm
Những năm qua, công tác PCTN, TC đã có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ(1). Có được kết quả đó, ngoài sự tham gia đồng bộ, toàn diện của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhân tố quan trọng, quyết định đến thành công không thể không nói đến vai trò của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là tinh thần quyết tâm, quyết liệt; có nhiều đổi mới, sáng tạo và cách làm hay của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC (Ban Chỉ đạo) mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo. Xem thêm
Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự, quy trình khởi tố vụ án hình sự Xem thêm
Trang 5/7Đầu tiên   Trước   1  2  3  4  [5]  6  7  Tiếp   Cuối