Chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh In trang
12/01/2024 09:39 SA

I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xây dựng, ban hành nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch để cụ thể hoá và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các chương trình, kế hoạch, kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương và kết luận, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại tỉnh Lâm Đồng.

2. Chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh uỷ thông qua hoạt động theo phạm vi trách nhiệm được giao làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng, tiêu cực; những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục sai phạm; đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan.

3. Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của các cấp, các ngành ngay cả trong các cơ quan có chức năng PCTNTC và giải quyết kịp thời phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp (tham nhũng vặt); tăng cường công tác PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức, khu vực ngoài Nhà nước.

4. Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ; kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên đề, tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm, có chuyên môn sâu, khép kín, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, dư luận bức xúc, báo chí phản ánh. Thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có sai phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực.

5. Tiếp tục rà soát đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương kết thúc giải quyết các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo năm 2023 chuyển sang. Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm các sai phạm trong công tác giám định, định giá, thu hồi triệt để tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.

6. Chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về đạo đức liêm chính, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo, đài và nhân dân trong đấu tranh PCTNTC. Kịp thời thông tin, định hướng dư luận đối với các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực dư luận xã hội quan tâm nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

7. Kiểm tra việc thực hiện các kết luận kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại một số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.

8. Tổ chức đầy đủ các Phiên họp của Ban Chỉ đạo, cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Nội chính Trung ương.

II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Tham mưu đề xuất, xây dựng, ban hành, triển khai các văn bản lãnh đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

1.1 Chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoặc tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, kết luận của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các kết luận của đồng chí Tổng Bí thư - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo, các kết luận, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Phân công: Đồng chí Trần Đình Văn chủ trì; các đồng chí Phó Trưởng ban, Ủy viên Ban Chỉ đạo phối hợp chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

1.2. Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh năm 2024.

- Thời gian: Hoàn thành trong Quý I/2024.

1.3. Tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng, ban hành văn bản thực hiện Quy định của Trung ương về bảo vệ, khuyến khích người tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Phân công: Đồng chí Trần Đình Văn chủ trì, các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Đặng Đức Hiệp, Trương Minh Đương, Đào Chiến Thắng, Ngô Kiểm, Nguyễn Quang Tuyến và đồng chí Viện trưởng VKSND tỉnh phối hợp chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện sau khi Trung ương ban hành Quy định.

1.4. Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

- Phân công: Đồng chí Đặng Đức Hiệp chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

1.5. Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm theo dõi, đôn đốc, thực hiện kiểm soát quyền lực, PCTNC trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

- Phân công: Đồng chí Nguyễn Văn Yên chủ trì, các đồng chí: Đặng Đức Hiệp, Trương Minh Đương, Đào Chiến Thắng, đồng chí Viện trưởng VKSND tỉnh phối hợp chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

1.6. Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc, thực hiện Quy định số 114-QĐ/TW, ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và PCTNTC trong công tác cán bộ. Tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc rà soát, xem xét cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị xử lý kỷ luật theo chủ trương của Bộ Chính trị và Quy định số 23-QĐ/TU ngày 10/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và bố trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi bị kỷ luật.

- Phân công: Đồng chí Nguyễn Trọng Ánh Đông chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

1.7. Chỉ đạo công tác rà soát, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, hợp lý, chống cục bộ, lợi ích nhóm trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

- Phân công: Đồng chí Nguyễn Quang Tuyến chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

1.8. Chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan mình, địa bàn, lĩnh vực, chuyên đề được phân công theo dõi, phụ trách.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

1.9. Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời kiến nghị khắc phục các sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

- Phân công: Các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

1.10. Chỉ đạo nâng cao hiệu quả phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, tiêu cực theo các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh.

- Phân công: Đồng chí Nguyễn Văn Yên chủ trì; đồng chí Trương Minh Đương, đồng chí Viện trưởng VKSND tỉnh phối hợp đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

2. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

2.1. Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát như sau:

- Thành lập 02 Đoàn kiểm tra để kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với Đảng ủy các sở: Văn hóa - Thể thao và Du lịch,  Lao động -Thương binh và xã hội.

- Thành lập 04 Đoàn giám sát để giám sát việc thực hiện các kết luận kiểm tra về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ người tố cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã triển khai từ năm 2021-2023 đối với 15 cấp ủy, gồm: 11 ban thường vụ các thành ủy, huyện ủy trên địa bàn tỉnh (Di Linh, Cát Tiên, Bảo Lâm, Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Đam Rông, Lạc Dương, Đạ Huoai, Bảo Lộc); Ban cán sự đảng TAND tỉnh và 04 cán bộ chủ chốt thuộc Đảng bộ TAND tỉnh (Chánh Tòa dân sự, Chánh Tòa hình sự, Chánh Tòa hành chính, Trưởng phòng kiểm tra nghiệp vụ) và 03 Đảng ủy các sở: Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường.

- Phân công: Căn cứ tình hình thực tế, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập Đoàn.

- Thời gian: Thực hiện trong Quý II, III/2024.

2.2. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên chấp hành quy định nêu gương; quy định về những điều đảng viên không được làm; tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt để xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Tập trung kiểm tra, xử lý, giải quyết các đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh về hành vi tham nhũng, tiêu cực. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan kiểm tra đảng cấp dưới kiểm tra công tác bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tiêu cực.

Kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong các vụ án, vụ việc liên quan tham nhũng, tiêu cực; kiểm tra, xác minh về kê khai, công khai tài sản, thu nhập năm 2024 đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường 

vụ Tỉnh ủy quản lý và cán bộ, công chức đang công tác trong cơ quan đảng của tỉnh thuộc phạm vi kiểm soát tài sản, thu nhập của UBKT Tỉnh ủy. Giám sát thường xuyên việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Phân công:  Đồng chí Đặng Đức Hiệp chủ trì; các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Nguyễn Trọng Ánh Đông, Trương Minh Đương, Đào Chiến Thắng, Ngô Kiểm phối hợp chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện trong năm 2024.

2.3. Chỉ đạo thanh tra khối các cơ quan nhà nước thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; kê khai, kiểm soát tài sản thu nhập, trọng tâm là xác minh tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai theo quy định. Tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, đánh giá các tiêu chí công tác PCTN năm 2023.

- Phân công: Đồng chí Ngô Kiểm chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện trong năm 2024.

2.4. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành mình; kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm tham nhũng, tiêu cực được phát hiện.

- Phân công: Các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

2.5. Ngoài các nội dung về chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát nêu trên, các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo chủ động trao đổi, phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy để xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại địa bàn, lĩnh vực, đơn vị được phân công theo dõi, phụ trách.

- Phân công: Đồng chí Nguyễn Văn Yên và các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện trong năm 2024.

3. Chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm

3.1. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến độ giải quyết các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Kịp thời tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo đôn đốc, có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các cơ quan tiến hành tố tụng để đảm bảo kết thúc việc giải quyết vụ án, vụ việc đúng thời hạn, đúng quy định của pháp luật, khẩn trương kết thúc giải quyết các vụ án liên quan đến cán bộ, đảng viên để phục vụ công tác nhân sự đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

- Phân công: Đồng chí Nguyễn Văn Yên chủ trì, các đồng chí Phó Trưởng Ban được phân công chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc và các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các cơ quan thụ lý vụ án, vụ việc phối hợp chỉ đạo thực hiện.

3.2. Xây dựng quy định về Tiêu chí vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo kết thúc việc theo dõi, chỉ đạo để triển khai thực hiện thống nhất.

- Phân công: Đồng chí Nguyễn Văn Yên thực hiện.

- Thời gian: Hoàn thành trong Quý I/2024.

3.3. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất đưa các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm vào diện Ban Chỉ đạo tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

- Phân công: Các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

3.4. Theo dõi, đôn đốc các ban cán sự, đảng ủy, huyện ủy, thành ủy trực thuộc Tỉnh ủy đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án, vụ việc mà Ban Chỉ đạo giao chỉ đạo xử lý.

- Phân công: Đồng chí Nguyễn Văn Yên chủ trì; các đồng chí Phó Trưởng ban, Ủy viên Ban Chỉ đạo phối hợp chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

3.5. Thực hiện nghiêm các biện pháp thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về kinh tế, chức vụ, tham nhũng và định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện của ngành mình gửi Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.

- Phân công: Đồng chí Nguyễn Văn Yên chủ trì; các đồng chí: Trương Minh Đương, Đào Chiến Thắng, Viện trưởng VKSND tỉnh phối hợp chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện trong năm 2024.

3.6. Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác giám định, định giá tài sản phục vụ công tác giải quyết các vụ án, vụ việc của các cơ quan tiến hành tố tụng theo Văn bản số 5669-CV/BNCTW, ngày 28/11/2023 của Ban Nội chính Trung ương.

- Phân công: Đồng chí Nguyễn Văn Yên chủ trì các cuộc họp hằng quý giữa cơ quan tố tụng với cơ quan giám định, định giá và tham mưu Thường trực Ban Chỉ đạo họp với các cơ quan trên 6 tháng/lần; các đồng chí: Trương Minh Đương, Đào Chiến Thắng, Nguyễn Quang Tuyến, Viện trưởng VKSND tỉnh phối hợp chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện trong năm 2024.

4. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, truyền thông, sơ kết, tổng kết, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

4.1. Chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chủ động nắm tình hình, phối hợp với các cơ quan báo chí, đài truyền hình để kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, hành vi tham nhũng, tiêu cực; bảo vệ, khen thưởng, động viên những người làm báo.

- Phân công: Đồng chí Bùi Thắng chủ trì; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

4.2. Chỉ đạo tăng cường đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức ngành mình. Tập trung chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

- Phân công: Các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

4.3. Xây dựng quy định về cung cấp thông tin hoạt động của Ban Chỉ đạo.

- Phân công: Đồng chí Bùi Thắng chủ trì, phối hợp với đồng chí Nguyễn Văn Yên thực hiện.

- Thời gian: Hoàn thành trong Quý I/2024.

4.4. Chỉ đạo phát huy hơn nữa vai trò giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTNTC; tăng cường giám sát đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và thực hiện trách nhiệm nêu gương.

- Phân công: Đồng chí Phạm Triều chủ trì; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện thường xuyên.

4.5. Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo” gắn với sơ kết 5 năm thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị “Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.

- Phân công: Đồng chí Trần Đình Văn chủ trì, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện theo kế hoạch sơ kết của Trung ương.

4.6. Chỉ đạo sơ kết 05 thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”.

- Phân công: Đồng chí Trần Đình Văn chủ trì, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện theo kế hoạch sơ kết của Trung ương.

4.7. Chỉ đạo thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo (định kỳ, đột xuất) theo quy định của Ban Chỉ đạo Trung ương, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương

(Ban Nội chính Trung ương) và các báo cáo phục vụ các phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh.

- Phân công: Đồng chí Nguyễn Văn Yên chủ trì, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp chỉ đạo thực hiện.

- Thời gian: Thực hiện Định kỳ, đột xuất khi có yêu cầu.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các thành viên Ban Chỉ đạo

- Chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được phân công theo Chương trình công tác này và theo Quyết định phân công nhiệm vụ số 03-QĐ/BCĐ ngày 14/7/2022 của Ban Chỉ đạo.

- Chủ động, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cá nhân để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Chủ động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác PCTN,TC trong lĩnh vực, địa bàn được phân công quản lý, phụ trách.

- Định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo.

2. Ban Nội chính Tỉnh ủy - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo

- Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối việc tổ chức, thực hiện Chương trình này.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tham mưu, giúp các thành viên Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo phân công.

- Giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình công tác này.

Lượt xem: 1.249