Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác cải cách tư pháp năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp năm 2023 In trang
16/12/2022 03:04 CH

Chiều ngày 15/12/2022, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác cải cách tư pháp năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh chủ trì Hội nghịCùng dự Hội nghị có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh.

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác cải cách tư pháp năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp năm 2023
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác cải cách tư pháp năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp năm 2023

Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới, phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội trong nước và trên địa bàn tỉnh, với nhiều khó khăn, thách thức, áp lực lạm phát tăng cao, tình hình dịch bệnh, thiên tai diễn biến phức tạp,… Tuy nhiên, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, sự quyết tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp và sự vào cuộc của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, sự đồng thuận của nhân dân đã góp phần giúp Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, trong đó có nhiệm vụ cải cách tư pháp.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các cơ quan tư pháp tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chương trình, kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy liên quan đến công tác cải cách tư pháp.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống; đổi mới, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế; đổi mới phương pháp tuyên truyền cho phù hợp với tình hình chuyển đổi số, chính quyền điện tử, công nghệ thông tin hiện nay.

Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, kiến nghị hủy bỏ, hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực hoặc có chồng chéo, không còn phù hợp thực tiễn nhằm năng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại địa phương.

Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giám định tư pháp, hỗ trợ tư pháp và việc chấp hành pháp luật trong phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; công tác bắt, giam, giữ, điều tra, truy tố.

Tiếp tục thực hiện cải cách tư pháp về tổ chức bộ máy, đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác tổ chức cán bộ, trong đó có việc kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ, lãnh đạo các đơn vị, nhất là những địa bàn, đơn vị còn yếu; triển khai thực hiện có hiệu quả việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức; chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hạn chế đến mức thấp nhất số cán bộ, công chức vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật. Tăng cường cử cán bộ công chức theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn.

Các cấp ủy, chính quyền các địa phương cần chú trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu tổ chức cơ sở đảng trong các cơ quan tư pháp; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp của tỉnh và các ngành, địa phương; chủ động xây dựng, triển khai chương trình công tác trọng tâm cải cách tư pháp năm 2023; phát huy vai trò, trách nhiệm các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ cấp ủy, triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách tư pháp.

Trọng Hà - Phòng Theo dõi CTNC

Lượt xem: 191